Tuần rồi tôi và một nhóm bạn có việc cần lên gấp một tỉnh Tây Nguyên. Để chủ động thời gian và tiết kiệm,àiGònchẳngkhácgìmộtbếnxekhổnglồquay thử xổ số miền nam chúng tôi chọn đi xe khách. Do quê ở gần nên tôi chạy xe máy về, chưa đi xe khách bao giờ. Vì thế tôi "ngây thơ" nên nhắn hẹn các bạn ở Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức) dù đang làm việc ở quận 1, tôi thừa biết khoảng cách khá xa.
Các bạn của tôi thường xuyên sử dụng xe khách về quê đã cười và nói rằng thời gian di chuyển từ quận 1 ra Bến xe Miền Đông mới mua vé rồi chờ lên xe thì nếu bắt xe ngay trong các quận nội thành đã đi được một quãng đường xa rồi. Nói rồi một bạn đứng ra liên hệ đặt vé của một hãng xe tại Bến xe Miền Đông cũ (Bình Thạnh).
Tối thứ sáu mà bến xe miền Đông cũ rất vắng vẻ, non chục quầy vé còn hoạt động, đa phần kios bán vé để trống. Thấy lác đác khách đi xe ôm công nghệ tới rồi kéo valy vào sảnh, một số người chạy ra "hỏi đi đâu, mua vé không...". Đó là chúng tôi phải bắc đắc dĩ vào bến xe vì chỉ có nhà xe này còn vé. Một số nhà xe khác đón khách dọc đường, ngã tư Hàng Xanh... tiện lợi hơi đã hết vé từ lâu, họ hỏi "chịu khó nằm ở đường đi, giá rẻ hơn vài chục nghìn được không".
Ở TP HCM, có thể kể vài bến xe lớn như Bến xe Miền Tây, Bến xe Miền Đông cũ và mới, Bến xe An Sương... nhưng có dịp đi quanh thành phố, tôi thấy hình như nơi nào cũng có nhà xe, chành xe rước khách. Đáng kể nhất là khu vực quận 5, 6 - gần các bệnh viện lớn.
Tuyến đường Võ Văn Kiệt qua các khu vực trên có nhiều chành xe gửi hàng hóa đi các tỉnh. Không đâu xa, ngay trung tâm quận 1 vẫn có "bến" của các nhà xe dịch vụ 16 chỗ đi Vũng Tàu.
Tôi có cảm giác như thành phố như một bến xe khổng lồ vậy. Dù đã có những bến xe với tên gọi định vị nơi đến, nhưng vẫn xuất hiện các "bến" manh mún, nhỏ lẻ khác. Hiện tượng này là một nghịch lý, vì theo logic, muốn đi xe khách phải vào bến, nhưng rất nhiều hành khách lại không ưa chuộng. Nguyên nhân đến từ đâu?
Tôi đưa vấn đề này thắc mắc, thì bạn tôi nói giả sử bây giờ muốn đi Vũng Tàu chơi, thì đặt xe rồi đi ngay trung tâm - chưa nói đến chi phí di chuyển, thì nó sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
Tôi thì cho đó chỉ là nguyên nhân chủ quan. Dĩ nhiên hành khách luôn lựa chọn những việc có lợi như tiết kiệm thời gian, chi phí cho mình. Nhưng về mặt quản lý đô thị, tôi thấy nó không bình thường, thể hiện ở: Tại sao hành khách lẫn nhà xe đều không chịu vào bến?
Minh Hải
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.