Theữhônnhânbằngkiểungủkết bài người lái đò sông đào Tổ chức giấc ngủ (Sleep Foundation) có trụ sở tại Washington (Mỹ) nhiệt độ cơ thể của một người vợ (hoặc chồng) có thể cao hoặc thấp hơn người còn lại dẫn đến giấc ngủ không hợp nhau. Nếu dùng chung chăn có thể khiến một trong hai người bị khó ngủ hoặc phải thức giấc nhiều hơn giữa đêm.
Một trong hai người khó ngủ, hay thức giấc, xoay trở trong đêm khiến người kia bị ảnh hưởng, kéo theo đó là sự bực tức, cáu kỉnh có thể tích tụ giữa các cặp đôi.
Thói quen dùng chung chăn được cho là nguyên nhân dẫn đến "ly hôn trong giấc ngủ". Không chịu được cảnh khó ngủ, một người chuyển sang giường riêng, thậm chí khác phòng.
Tuy nhiên không phải cặp đôi nào cũng muốn ngủ riêng hoặc không có điều kiện tách phòng. Nhiều cặp đôi coi việc ngủ chung giường là một phần quan trọng trong đời sống hôn nhân. Bởi vậy, phương pháp ngủ Scandinavia cho phép họ tiếp tục ngủ chung giường mà không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Dù vậy, các chuyên gia của Sleep Foundation cho rằng phương pháp này không có lợi cho sự lãng mạn và hành động âu yếm của vợ chồng. Ôm ấp và tiếp xúc da kề da khi ngủ có thể kích thích sản xuất oxytocin, được gọi là "hormone liên kết", giúp giảm huyết áp và nhịp tim, đồng thời giúp thư giãn và giúp ngủ ngon.
Trong nghiên cứu về các cặp vợ chồng hạnh phúc, những người tham gia nói rằng họ coi trọng việc ngủ trong vòng tay của bạn đời và việc ngủ cùng nhau mang lại cảm giác thoải mái. Nếu cả hai đều quấn chăn riêng, sẽ tạo cảm giác xa cách.
Bởi vậy giải pháp là thỉnh thoảng mới áp dụng phương pháp ngủ Scandinavia. Khi đó hai người sẽ chia sẻ một chiếc chăn đơn nhẹ và nếu lạnh thì kéo thêm chiếc chăn đơn còn lại để đắp chung nhằm tạo sự ấm áp. Lý tưởng nhất là sử dụng chăn đơn cỡ lớn hơn so với chăn đơn tiêu chuẩn để mỗi người có thể quấn vừa vặn quanh mình hoặc cả hai cùng đắp chung khi cần.
Trang Vy(Theo NYPost)