Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố thông tin chi tiết về phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theờđợigiáodụcthaydađổithịtkhi bỏthibắtbuộcmôn Tiếso sánh lãi suất ngân hàngo đó, kỳ thi sẽ gồm hai môn bắt buộc Toán, Ngữ văn. Ngoài ra, thí sinh thi thêm hai môn lựa chọn trong 9 môn, gồm Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trừ môn Ngữ văn thi tự luận, tất cả môn thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm.
Phương án thi 2+2 được áp dụng vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 thể hiện rõ nét mục tiêu giảm tải về kiến thức, thời gian và công sức cho thí sinh so với các năm trước đây. Thay vì phải tập trung ôn luyện, giải đề theo hai tổ hợp là tự nhiên hoặc xã hội với ba môn mỗi tổ hợp thì nay với hình thức thi mới này, kiến thức đã được tối giản và trở nên hợp lý hơn cho nhu cầu xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng của phần lớn thí sinh.
Đối với các thí sinh có nhu cầu chỉ cần xét tốt nghiệp THPT, phương án thi 2+2 giúp giảm bớt áp lực, sự nặng nề không cần thiết về mặt kiến thức khi bước vào kỳ thi vô cùng quan trọng này. Không còn tình trạng phân tán, dàn trải kiến thức để "chống liệt" các môn học bị mất gốc hay không phải là thế mạnh như trước đây. Đây được xem là một sự thay đổi to lớn, có tác động nhiều mặt vốn xuất phát từ sự "thay da, đổi thịt’ của chương trình giáo dục 2018.
>> 'Hai tiêu chí để Tiếng Anh là môn thi THPT bắt buộc'
Cũng trong kỳ thi này, lần đầu tiên môn Ngoại ngữ đã không còn là nội dung bắt buộc mà trở thành một môn tự chọn. Thông tin này từng làm dấy lên khá nhiều luồng ý kiến trái chiều, nhiều người không đồng tình vì nhiều lý do khác nhau. Thế nhưng, theo tôi, sự thay đổi này có thể xem là tất yếu khi mà ở thời điểm hiện tại các hình thức đánh giá năng lực ngoại ngữ như IELTS, HSK hay TOEIC đã trở nên quá phổ biến.
Bên cạnh đó, câu chuyện học Ngoại ngữ, điển hình là Tiếng Anh là một quá trình lâu dài, không ngắt quãng, nên việc khảo thí trình độ của một thí sinh trong một kỳ thi được tổ chức trên toàn quốc sẽ không thật sự cần thiết. Chính vì thế, môn học này chỉ nên đóng vai trò bổ sung vào tổ hợp xét tuyển cho các thí sinh có nhu cầu, từ đó tạo ra sự phân hóa cao cho đề thi để phổ điểm thực hiện tốt vai trò, chức năng của chính nó.
Vì chưa được áp dụng vào thực tế nên hiệu quả của phương án 2+2 mới mẻ này còn cần được kiểm chứng trong một tương lai gần. Hiện tại, vẫn còn là quá sớm để có thể đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về những thay đổi đã được thông báo của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Tuy nhiên, tôi đặt niềm tin vào những chuyển biến tích cực của giáo dục nước nhà với những thay đổi này.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.