Bxh Anh

Hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện tình trạ vg99

【vg99】Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo từ quảng cáo trên mạng xã hội

Hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân,ảnhgiácthủđoạnlừađảotừquảngcáotrênmạngxãhộvg99 các nhóm, tổ chức tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân của những người nổi tiếng để chạy quảng cáo, bán hàng nhằm lừa đảo khách hàng, trục lợi và gây ảnh hưởng đến cộng đồng.

Muôn kiểu lừa đảo bủa vây người dùng

Nhiều tuần nay, trên Facebook xuất hiện quảng cáo bán robot hút bụi thương hiệu Daikin. Quảng cáo này gây tò mò vì nội dung xin lỗi khách hàng và gửi thông tin bán giới hạn 5.000 robot hút bụi Daikin trong 3 ngày với giá chỉ có 899.000 đồng. Giá rẻ nhưng sản phẩm được quảng cáo là kết hợp cả hút và lau, lực hút 2.700 pa, hút được tất cả các loại rác, bụi mịn, tóc, trang bị cảm biến chống rơi, chống va đập...

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo từ quảng cáo trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Nhiều quảng cáo có nội dung sai sự thật trên mạng xã hội Facebook

CHỤP MÀN HÌNH

Truy cập vào liên kết được cung cấp sẽ chuyển hướng đến trang web daikin.company. Website này cho biết showroom sản phẩm ở Quảng Ninh, tuy nhiên các thông tin về chính sách vận chuyển, chính sách bảo hành, bảo mật, liên hệ đều không thể tìm thấy.

T.N (quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết, anh thấy những nội dung quảng cáo này xuất hiện rất lâu, tuy vậy mức giá dưới 1 triệu đồng cho một robot hút bụi và lau nhà là thực sự vô lý. Anh nói: "Tôi nghĩ những thông tin quảng cáo như vậy với người dùng trẻ sẽ khó có hiệu quả, tuy nhiên với người lớn tuổi có thể sẽ mắc bẫy. Tôi cho rằng đây là một dạng quảng cáo bán hàng lừa đảo khi nhái thương hiệu Daikin vốn nổi tiếng về mặt hàng máy lạnh ở nước ta. Có thể khi đặt mua họ sẽ gọi điện giao hàng nhưng là một sản phẩm kém chất lượng".

Công an TP.HCM: Tất cả cách kiếm tiền dễ dàng trên mạng đều là lừa đảo

Một trường hợp mới đây được người dùng phát hiện là một quảng cáo trên Facebook, trong đó có nội dung đề cập việc đặt mua qua website samsungglobal.storesản phẩm Galaxy Buds 2 Pro với giá chưa đến 1 triệu đồng.

Trao đổi cùng Thanh Niên, đại diện Samsung cho biết: "Website samsungglobal.storekhông phải là trang chính thức của Samsung và chương trình bán hàng này cũng không tồn tại. Chúng tôi khuyến cáo khách hàng có thể truy cập vào trang web chính thức của Samsung Vietnam để mua hàng tại địa chỉ https://www.samsung.com/vn/".

Mới đây, tài khoản Đ.T đăng nội dung cảnh báo về việc những tài sản số của anh đã bị hacker chiếm đoạt. Anh cho biết hệ thống các trang Facebook với gần 1 triệu theo dõi, các tài khoản được Facebook chấp nhận chạy quảng cáo lên đến gần 100 triệu đồng đã lọt vào tay kẻ xấu. Anh nói nguyên nhân cũng vì đã tìm và tải phần mềm Photoshop được bẻ khóa (crack) và chia sẻ trên các diễn đàn tại Việt Nam.

Thường xuyên cập nhật tin tức và cảnh giác trước lừa đảo

Song hành cùng các quảng cáo lừa đảo mua hàng, người dùng cũng đang bị quấy rối bởi các cuộc gọi điện thoại chào mời tham gia mạng lưới cộng tác viên với mức thù lao cao trong khi gần như không phải làm gì. Có trường hợp là lời mời gọi đăng bài quảng cáo lên trang cá nhân để có thể nhận thù lao lên tới hàng triệu đồng. Sau đó các đối tượng này lại gửi đến những tập tin theo dạng tập tin nén đuôi .zip hoặc .rar. Anh T.A (Hà Nội) gần đây cũng đã chia sẻ trên tài khoản cá nhân về việc có một khách liên hệ fanpage để gửi các tập tin với lời nhắn đã lựa các mẫu quần áo, tuy vậy khi nhận là một tập tin nén với nhiều tập tin có đuôi .bat. Anh nhận định rất có thể đây là các tập tin phần mềm độc hại nên không nhấp vào.

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc kỹ thuật Công ty công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam - NCS, những thủ đoạn này nhằm lừa đảo nạn nhân nhấp vào các tập tin để có thể chiếm quyền điều khiển thiết bị, từ đó có thể lấy được các thông tin về tài khoản, mật khẩu, thậm chí có thể điều khiển máy tính của nạn nhân từ xa để thực hiện các hành vi phá hoại. Ông Sơn cũng khuyến cáo người dùng không tải các tập tin hoặc bấm vào các đường liên kết do người lạ gửi đến.

Một chuyên gia công nghệ cũng nhận định người dùng cần tránh tải những phần mềm crack được chia sẻ trên các diễn đàn mạng. Ngoài việc dùng phần mềm lậu, đa phần các phần mềm crack thường cài những malware nhằm thu thập thông tin quan trọng từ các trình duyệt và gửi về tin tặc nhằm phục vụ các cuộc tấn công lừa đảo.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap