Bxh Anh

Dự án khuyến đọc của Việt Nam nhận giải ở hạng mục Thực hành xuất sắc vì nỗ lực kiến tạo hệ sinh thá siãªu thị bã¡ch hã

【siãªu thị bã¡ch hã】Thư viện Quốc hội Mỹ trao giải cho dự án khuyến đọc của Việt Nam

Dự án khuyến đọc của Việt Nam nhận giải ở hạng mục Thực hành xuất sắc vì nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái đọc sách và học tập suốt đời,ưviệnQuốchộiMỹtraogiảichodựánkhuyếnđọccủaViệsiãªu thị bã¡ch hã góp phần hình thành thế hệ công dân toàn cầu, ngày 18/10.

"Tôi rất vui và tự hào khi dự án đạt tầm quốc tế. Giải thưởng dành cho tất cả cá nhân, thầy, cô giáo, tình nguyện viên với hàng vạn con người từ nhiều quốc gia đã đồng hành ủng hộ, chung tay góp sức làm nên chương trình", ông Nguyễn Anh Tuấn, người sáng lập Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, dự án phi lợi nhuận thuộc Công ty TNHH Tủ sách Nhân Ái - Doanh nghiệp xã hội, nói.

Ông Tuấn cho hay được công nhận và vinh danh bởi một tổ chức văn hóa và giáo dục uy tín cũng khẳng định thêm tầm nhìn, sứ mệnh của chương trình mà ông và đồng đội đã miệt mài theo đuổi 7 năm qua.

Tủ sách Nhân ái do ông Tuấn và cộng sự là các doanh nhân thành lập năm 2017, với mục đích xây dựng thói quen đọc sách và mang cơ hội tiếp cận sách đến với mọi người. Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn trong những năm 1970-1980, ông Tuấn cùng những người bạn không có điều kiện tiếp cận sách. Sau này có điều kiện hơn, mọi người có chung mong muốn lan tỏa văn hóa đọc tới những vùng khó khăn. Khi dự án được triển khai, nhóm nhận thấy cả những khu vực thành thị cũng thiếu sách. Từ đó, dự án được mở rộng tới các tỉnh thành.

Đại diện Chương trình Tủ sách nhân ái và Ngôi nhà trí tuệ giới thiệu về chương trình với bạn bè quốc tế. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đại diện Chương trình Tủ sách nhân ái và Ngôi nhà trí tuệ giới thiệu về chương trình với bạn bè quốc tế. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo ông Nguyễn Quốc Huy, thành viên ban sáng lập, ban đầu kinh phí thực hiện tủ sách do 10 thành viên trong nhóm tự bỏ tiền túi. Sau đó, nhận thấy ý nghĩa và hiệu quả của mô hình này, bạn bè, người thân, cả những người biết đến họ qua mạng xã hội cũng chung tay đóng góp.

"Hiện nguồn kinh phí hoạt động 60% đến từ quỹ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Chúng tôi tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp muốn có hoạt động với xã hội", ông Huy cho biết.

Năm đầu tiên, Tủ sách Nhân ái tặng được khoảng 2.000 tủ sách. Số lượng tủ sách những năm sau tăng dần và hiện mỗi năm duy trì trung bình 2.000-3.000 tủ. Sách được phân loại theo từng lớp học và độ tuổi, trung bình 60-80 cuốn cấp 1, 40-60 cuốn cấp 2 và 30-50 cuốn cấp 3. Trừ sách giáo khoa, tủ sách có đủ thể loại từ sách văn học, lịch sử, địa lý, kỹ năng sống hay thiên văn. Mỗi tủ sách trị giá khoảng 2,2 triệu đồng được đặt tại các lớp học hoặc thư viện trường.

Dự án Ngôi nhà Trí tuệ ra đời sau, với định hướng tạo ra không gian chung cho người dân đến đọc sách. Dự án này có sự đồng hành của các địa phương, sự đóng góp sách của người dân để cùng tạo ra không gian chung. Ngôi nhà Trí tuệ được tận dụng từ nhà văn hóa, nhà dân và được đầu tư cơ sở vật chất cơ bản 150-200 triệu đồng, gồm 500-1.000 cuốn sách và 1-2 bộ máy vi tính.

Đến nay, 20.090 tủ sách (hơn 1.1 triệu cuốn sách) đã đến được với hơn 3.000 trường học và cộng đồng dân cư; 168 ngôi nhà trí tuệ được dựng xây ở 12 tỉnh, thành phố và 6 quốc gia.

Giải thưởng Xóa mù chữ - Phổ biến tri thức của Thư viện Quốc hội Mỹ (LOC) ra đời năm 2013 nhằm vinh danh các tổ chức có chiến lược đột phá, sáng tạo và hiệu quả trong khuyến đọc và kiến tạo các cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Sau 11 năm, LOC đã trao giải cho 180 tổ chức từ 39 quốc gia trên thế giới.

Đại diện Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà trí tuệ cùng các tổ chức từ 6 quốc gia nhận giải thưởng của Thư viện Quốc hội Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đại diện Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà trí tuệ cùng các tổ chức từ 6 quốc gia nhận giải thưởng của Thư viện Quốc hội Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Bình Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap