Bxh Anh

Sáng 23.10, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tổ chức lễ thien ha bet j77

【thien ha bet j77】Bức tượng người đàn ông Pháp ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn: Ông là ai?

Sáng 23.10,ứctượngngườiđànôngPhápởThảoCầmViênSàiGònÔnglàthien ha bet j77 Thảo Cầm Viên Sài Gòn tổ chức lễ dâng hoa tưởng nhớ J.B. Louis Pierre nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật (23.10.1833) của nhà thực vật học người Pháp và là người đặt nền móng ban đầu cho "lá phổi xanh" ở ngay trung tâm TP.HCM.

Tượng của ông được đặt ở thẳng khu vực cổng chính của Thảo Cầm Viên Sài Gòn cùng dòng bia tưởng niệm với câu nói: "Tôi đã nghỉ hưu nhưng còn quá nhiều việc để làm cho ngành thực vật, chỉ tiếc là không còn thời gian và cuộc đời thì quá ngắn ngủi".

Bức tượng người đàn ông Pháp ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn là ai? - Ảnh 1.

Tượng ông J.B. Louis Pierre nằm trên trục đường chính, đối diện cổng vào trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm

Vũ Phượng

Bà Huỳnh Thu Thảo, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, lễ kỷ niệm nằm trong chuỗi các sự kiện chào đón lễ kỷ niệm 160 năm thành lập đơn vị.

"Thảo Cầm Viên Sài Gòn là 1 trong 8 vườn thú có tuổi thọ lâu đời nhất trên thế giới với kho tàng động – thực vật phong phú, gồm hơn 2.000 cá thể động vật thuộc 135 loài và có trên 2.500 cây xanh thuộc 360 loài, trong đó có trên 700 cây cổ thụ. Để có được kho tàng động thực vật quý báu như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của ngài Louis Pierre", bà Huỳnh Thu Thảo chia sẻ.

Theo tài liệu của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, năm 1865, Louis Pierre được bổ nhiệm làm giám đốc đầu tiên của Vườn Bách Thảo (tức Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày nay) và là ủy viên Ủy ban Nông nghiệp và Công nghiệp Nam Kỳ. Ông giữ chức vụ cho đến năm 1877, phát triển cơ sở hạ tầng và sưu tập nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm từ nhiều nơi trên thế giới.

Bức tượng người đàn ông Pháp ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn là ai? - Ảnh 2.

Ông là giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tức Vườn Bách Thảo vào thời điểm năm 1865)

Vũ Phượng

Ông Louis Pierre cho ươm trồng thành công nhiều loài cây rừng tự nhiên của nước ta và các loài cây thân gỗ du nhập từ châu Phi, châu Mỹ... đặc biệt là các loài cây ăn trái vùng Đông Dương... đã được chăm sóc và thuần nhập tốt vào Việt Nam. Từ đó, một vườn thực vật ra đời và tồn tại đến ngày nay.

Năm 1865, ông cũng bắt đầu xây dựng chuồng nuôi chim, hươu, nai... và kêu gọi người dân lẫn du khách và binh lính ở xứ Nam Kỳ đóng góp bằng cách đưa các loài chim thú bắt được về đây nuôi dưỡng, trong đó có nhiều loài quý hiếm.

Ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn dâng hoa tưởng nhớ người đặt nền móng đầu tiên cho nơi này

Vũ Phượng

Ngày nay, ông Louis Pierre nhớ đến nhiều nhất vì đóng góp to lớn của ông trong việc làm đẹp các không gian công cộng của Sài Gòn ngày trước (TP.HCM hiện nay), tạo bóng mát dọc theo các đại lộ chính, tại các quảng trường và công viên.

Ông Jean-Baptiste Louis-Pierre qua đời vào ngày 30.10.1905 tại Saint-Mandé ở ngoại ô phía đông Paris, cũng là nơi ông được chôn cất.

Bức tượng người đàn ông Pháp ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn là ai? - Ảnh 4.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23.3.1864. Năm 1865, công trình hoàn thành với nhiều loại thú và cây quý hiếm được nhập về từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia… và được mở rộng đến 20 ha

Vũ Phượng

Để ghi công ông, tháng 2.1933, Hội đồng khoa học Pháp cho xây một cột bia bằng đá hoa cương đặt sau khu vườn kiểng. Năm 1994, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã di chuyển, tôn tạo cột bia đặt ngay trên trục đường chính, giữa Bảo tàng lịch sử và đền thờ các vua Hùng. Lần này, cột bia có gắn thêm bức tượng bán thân bằng đá hoa cương màu hồng, tạc hình của ông.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap