Bxh Anh

Tôi đọc được thông tin "Tại Việt Nam, khoảng 15 triệu người mắc rối loạn tâm thần, trong đó hơn 3 tr bảng đặc biệt tuần

【bảng đặc biệt tuần】'Trẻ đi học vì thành tích khổ sở như người lớn đi làm vì tiền'

Tôi đọc được thông tin "Tại Việt Nam,ẻđihọcvìthànhtíchkhổsởnhưngườilớnđilàmvìtiềbảng đặc biệt tuần khoảng 15 triệu người mắc rối loạn tâm thần, trong đó hơn 3 triệu trẻ em". Nếu so sánh thế giới của trẻ thơ với thế giới của người lớn, tôi thấy các em cũng đau khổ không kém chúng ta.

Hãy tưởng tượng việc các em đi học, giống như việc chúng ta đi làm. Nếu trẻ đi học chỉ để lấy kiến thức, thì giống như chúng ta đi làm chỉ để kiếm tiền. Mỗi ngày các con đến lớp, chúng ta đi làm. Trẻ học 12 tiếng, chúng ta cày 12 tiếng. Có khác chi nhau?

Trong hơn chục năm đi học, trường học là một phần của tuổi thơ trong ký ức của trẻ? Đó là ký ức của niềm vui, hạnh phúc, điểm số, hay áp lực từ thầy cô và bạn bè? Chúng ta đi làm, bạn khát khao có được một công ty như thế nào? Có phải chỉ là một nơi đến để nói về thành tích, doanh thu, điểm số?

Suốt ngày bạn phải đối diện với câu hỏi: "Anh kiếm được bao nhiêu tiền cho công ty?", "anh đã làm hết việc chưa?", "anh là ai mà đòi hỏi nhiều thế", "anh đã làm xong việc của anh chưa mà đòi tăng lương?".

Trẻ đi học cũng phải đối diện với các câu hỏi tương tự: "Con hôm nay làm bài được mấy điểm?" "Con học hết bài chưa?", "con làm được bao nhiêu câu?", "bài tập về nhà xong hết chưa?", "mẹ suốt ngày phải nai lưng ra kiếm tiền, có mỗi việc học mà làm mãi không xong".

Bạn thấy có giống nhau không?

Đối với tôi, thành tích không quan trọng bằng cảm xúc của con khi đi học về. Hàng ngày, con đi học về, huyên thuyên trò chuyện. Thật là vui và hạnh phúc biết bao nhiêu. Niềm vui của trẻ lan ra cả gia đình.

Ở con người, "trí tuệ" và "cảm xúc" luôn song hành. Nếu chúng ta "bỏ qua" cảm xúc, ưu tiên tuyệt đối cho trí tuệ, sự phát triển, và sự cạnh tranh, thì khổ đau là tất yếu.

Mỗi trẻ là một cá tính riêng, một thể độc đáo riêng, có trẻ giỏi sáng tạo, có trẻ giỏi vẽ, có trẻ thích ca hát, thích nói chuyện. Không thể lấy điểm số để xếp loại chung.

Khi bạn đi làm, ngoài kiếm tiền, chúng ta còn khát khao được công nhận, cống hiến, sống với đam mê và lý tưởng, kết nói với đồng nghiệp...

Trẻ cũng muốn được công nhận, tôn trọng sở thích riêng, có đam mê, được định hướng, có niềm vui với bạn bè, không thích bị so sánh... Có trẻ tuy học không giỏi, nhưng có vai trò quan trọng giúp giữ gìn trật tự lớp, giỏi phong trào. Có trẻ tuy hát không hay, nhưng rất thích vẽ vời, giúp đỡ bạn cùng lớp... Nếu tất cả đều học giỏi, lấy ai đi làm phong trào, đi ca hát, đi trực nhật...Thế giới mới chán làm sao.

Ở công ty tôi, đã từ lâu, tôi xây dựng công ty hạnh phúc. Công thức rất đơn giản. Mô hình "công ty hạnh phúc" của chúng tôi như sau.

Chính sách làm việc thoải mái, linh hoạt. Quản lý theo công việc - không quản lý theo thời gian.

Công ty tôi chỉ làm việc có khoảng 38 tiếng một tuần. Trong 38 tiếng đó, mỗi nhân viên tự bố trí làm hết việc. Chỉ cần làm hết việc, các em làm việc tại nhà cũng được, vào trễ cũng được, xin nghỉ đi du lịch cũng được... không có quy tắc nào có thể cản trở. Nếu bận thì làm cuối tuần, tự quản lý.

Các em ai cũng có gia đình. Con cái, gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người. Vì vậy, tôi thi hành chính sách để cho cả các em và chính tôi luôn chăm sóc được cả gia đình và công việc.

Xây dựng chính sách nhân viên đa nhiệm. Ai cũng phải biết làm chút việc của người kia, để tránh người này vắng thì người kia vào làm thế. Tôi hướng đến chính sách "một người có thể làm việc của tất cả mọi người", để tránh tình trạng "người thì quá rảnh, người thì quá bận" - đổ lỗi qua lại.

Trong công ty, đối với tôi những thứ sau đây mới thật sự quan trọng: Đời sống nhân viên, chất lượng công việc, chính sách đào tạo, mục tiêu và định hướng tương lai.

Làm thế nào để xây dựng trường học hạnh phúc? Theo tôi cần: Giảm tải chương trình học. Tôi đề xuất nên giảm giờ học chỉ còn khoảng 5 tiếng mỗi ngày, hoặc học một buổi. Ở trường từ 8~15h00. Nếu phụ huynh đến trễ đón muộn, nhà trường sắp xếp bố trí cho các con chờ đợi cha mẹ, làm bài tập, vận động...

Đi học là để lấy kiến thức cho tương lai, công dân đủ tốt, đủ giỏi để xây dựng đất nước. Đào tạo ngoài kiến thức, đào tạo về lý tưởng, niềm vui, cách đối diện khó khăn, ...

Nếu chỉ tập trung vào đánh giá dựa trên thứ hạng, điểm số, thật sự quá khổ sở cho những em không có năng khiếu về học tập, không được học thêm... Con tôi sống dở chết dở vì yêu cầu thành tích các môn vẽ, nhạc.. trong khi cháu không có năng khiếu.

Phải xem việc "tăng lương cho giáo viên" là mục tiêu quan trọng hàng đầu của cải cách giáo dục. Lương mà không đủ sống thì mọi bằng cấp cũng chẳng có nghĩa lý gì đâu. Lương mà không đủ sống cấm người ta dạy thêm học thêm rất khó.

Bạn tôi, hai vợ chồng, và cha chồng đều làm giảng viên đại học. Cả gia đình do mẹ chồng nuôi. Lương ba người kia cộng lại chỉ "xài cho vui" chứ không đủ sống. Má chồng phải làm kinh doanh bất động sản để nuôi cả gia đình.

Tiếp theo là tái xây dựng môi trường hạnh phúc ngay trong trường học. Chỉ tiêu môi trường hạnh phúc:

- Học đường phải thoải mái, không ức chế. phải có nhiều hoạt động giúp các con thư giãn, thoải mái...

- Thành tích không quan trọng bằng "học thực chất, hiểu thực chất".

- Trẻ đến trường phải vui vẻ.

- Thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

- Trẻ được tự do và được tôn trọng cá tính riêng.

- Chỉ cần lên lớp là được.

- Thầy cô nên tăng cường vào hoạt động giao tiếp, vận động, chăm sóc sức khỏe cho trẻ... thay vì chỉ tập trung vào việc giảng dạy.

Hong Thuv

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap