Bxh Anh

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi điện đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Chủ tịch Ủy ban đạo

【đạo】Việt Nam bày tỏ đoàn kết với người Palestine, hỗ trợ 500.000 USD

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi điện đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres,ệtNambàytỏđoànkếtvớingườiPalestinehỗtrợđạo Chủ tịch Ủy ban Liên Hợp Quốc về Thực thi các quyền bất khả xâm phạm của nhân dân Palestine Cheikh Niang, Tổng thống Nhà nước Palestine Mahmoud Abbas nhân Ngày Quốc tế Đoàn kết với Nhân dân Palestine 29/11, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Chủ tịch nước bày tỏ Việt Nam sẵn sàng tham gia các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế thúc đẩy đối thoại và hỗ trợ nhân đạo cho người dân tại vùng xảy ra xung đột, góp phần đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định khu vực và trên thế giới. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh nhà nước, nhân dân Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và đoàn kết với nhân dân Palestine trong sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa.

Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố Việt Nam sẽ đóng góp 500.000 USD thông qua Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên Hợp Quốc (UNRWA) để cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân Palestine
tại Dải Gaza.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Hà Nội hồi tháng 4. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Hà Nội hồi tháng 4. Ảnh: TTXVN

Ngày Quốc tế Đoàn kết với nhân dân Palestine được Liên Hợp Quốc kỷ niệm vào 29/11 hàng năm, kể từ năm 1978. Ngày 29/11 có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Palestine, vì vào ngày này năm 1947, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Kế hoạch Phân vùng lãnh thổ Palestine (Nghị quyết 181) ủng hộ việc thành lập một nhà nước Arab và một nhà nước Do Thái trên vùng đất Palestine lịch sử.

Hoạt động kỷ niệm diễn ra trong bối cảnh xung đột giữa Israel và nhóm Hamas chưa kết thúc, dù hai bên đã đạt thỏa thuận ngừng bắn tạm thời và trao đổi con tin.

"Người Palestine ở Gaza đang phải hứng chịu thảm họa nhân đạo", Tổng thư ký Guterres cho biết trong thông điệp nhân ngày kỷ niệm. "Gần 1,7 triệu người đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, nhưng không nơi nào an toàn cho họ. Tình hình ở Bờ Tây bị chiếm đóng, bao gồm cả Đông Jerusalem, có nguy cơ bùng phát giao tranh".

Cuộc di dời người Palestine năm 1948 khỏi vùng đất trở thành quốc gia Israel là chủ đề của cuộc triển lãm đang diễn ra tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York.

Ông Philippe Lazzarini, người đứng đầu UNRWA, cho biết hoàn cảnh khó khăn của người tị nạn Palestine vẫn là cuộc khủng hoảng tị nạn chưa được giải quyết kéo dài nhất thế giới.

UNRWA hỗ trợ khoảng 5 triệu người tị nạn Palestine trên khắp Trung Đông, cung cấp giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo trợ xã hội cùng các dịch vụ khác.

"Tại Gaza, chúng tôi quyết tâm không chỉ ở lại mà còn mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu lớn của cộng đồng", ông Lazzarini nói, lưu ý rằng hơn một triệu người đang phải ở trong những nơi trú ẩn quá đông đúc và nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về "giải pháp chính trị thực sự đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người tị nạn Palestine".

Cảnh hoang tàn ở Dải Gaza ngày 10/10. Ảnh: WHO

Cảnh hoang tàn ở Dải Gaza ngày 10/10. Ảnh: WHO

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Dennis Francis bày tỏ đau buồn "về những sinh mạng đã mất trong 7 tuần qua và 7 thập niên qua".

"Giống như tất cả mọi người, người dân Palestine được hưởng quyền cơ bản và bất khả xâm phạm là sống với các giá trị được tôn trọng, được hưởng tất cả quyền tự do, như quyền tự do đi lại, không bị sợ hãi hay thiếu thốn và được tiếp cận dịch vụ cơ bản", ông nói.

Ông Francis cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế "tận dụng sức mạnh của mình để thúc đẩy thỏa hiệp, đối thoại trực tiếp, lòng tin và các cuộc đàm phán thiện chí ở Trung Đông".

Huyền Lê

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap