Bxh Anh

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tọa & socolive

【socolive】Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tọa đàm với các giáo sư, chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu hàng đầu đến từ các trường đại học Harvard, Columbia, Yale

NHẬT BẮC

Đây là các cơ sở giáo dục và nghiên cứu chính sách có truyền thống lâu đời, tầm ảnh hưởng và danh tiếng ở cả Mỹ và toàn thế giới.

Tham dự cuộc tọa đàm có các đại biểu của ĐH Harvard Kennedy gồm: GS Anthony Saich, Giám đốc Viện Nghiên cứu Rajawali về châu Á; ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam; GS David Dapice, Kinh tế trưởng, Chương trình Việt Nam; TS Nguyễn Xuân Thành, cán bộ nghiên cứu cao cấp Trường Harvard Kennedy, giảng viên cao cấp ĐH Fulbright; các đại biểu của ĐH Columbia gồm GS Shang Jin-Wei, GS Nguyễn Thị Liên Hằng; Trường ĐH Yale có GS Erik Harms, Trưởng khoa Đông Nam Á…

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao - Ảnh 2.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường đối thoại, trao đổi, tư vấn chính sách về các vấn đề kinh tế, phát triển với các trung tâm nghiên cứu hàng đầu của thế giới

NHẬT BẮC

Cụ thể hóa tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ

Phát biểu đề dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10 - 11.9 vừa qua là dấu mốc lịch sử, nâng tầm quan hệ Việt Nam - Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, vì thịnh vượng của hai nước, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân hai nước. Trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là nền tảng, trọng tâm và động lực; hợp tác KH-CN, đổi mới sáng tạo là đột phá.

Việt Nam đánh giá cao và coi trọng sự khẳng định của Mỹ: tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; ủng hộ một nước Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng".

Thủ tướng nêu rõ, chuyến thăm lần này tới Mỹ cũng nhằm cụ thể hóa tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững và kế hoạch hành động triển khai thực hiện; trong đó có các lĩnh vực hợp tác về KH-CN, đổi mới sáng tạo, GD-ĐT và tư vấn chính sách.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường đối thoại, trao đổi, tư vấn chính sách về các vấn đề kinh tế, phát triển với các trung tâm nghiên cứu hàng đầu của thế giới.

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao - Ảnh 3.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu trao đổi sâu hơn về các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam

NHẬT BẮC

Người đứng đầu Chính phủ nhắc lại hơn 1 năm trước, tại Boston, ông đã cùng các giáo sư, chuyên gia kinh tế thảo luận về chủ đề xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, qua đó hiểu nhau hơn và chia sẻ với nhau hơn về chủ trương, đường lối chính sách phát triển của Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị cuộc tọa đàm tập trung cụ thể hóa, làm sâu sắc hơn vấn đề này; đồng thời trao đổi sâu hơn về các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam, hướng tới mục tiêu chiến lược theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII: đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Chia sẻ một số thông tin, suy nghĩ để các đại biểu thảo luận, trao đổi, đóng góp ý kiến, Thủ tướng cho rằng tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt dự báo.

Trước tình hình quốc tế rất khó khăn, Việt Nam nỗ lực tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các giải pháp thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo mọi thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Kết quả nổi bật nhất của Việt Nam là nền tảng kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; tăng trưởng được thúc đẩy; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; bội chi ngân sách nhà nước và nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia được kiểm soát tốt.

Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao tình hình và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam. Tổ chức Heritage Foundation xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế năm 2023 của Việt Nam là 61,8 điểm, tăng 12 điểm so với năm 2022.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019 - 2022 (đạt 431 tỉ USD năm 2022). Tạp chí Financial Timesnhận định Việt Nam là "một trong 7 nền kinh tế nổi bật trong một thế giới đầy biến động". Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất trong tháng 8 (do S&P Global công bố) đạt 50,5 điểm so với 48,7 điểm vào tháng 7.

Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn như công nghiệp tăng chậm, cầu trên các thị trường lớn suy giảm; lạm phát tuy được kiểm soát ở mức thấp nhưng vẫn chịu nhiều sức ép; điều hành chính sách tiền tệ tiếp tục gặp khó khăn; các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn nhiều khó khăn, vướng mắc; khu vực sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn, đơn hàng sụt giảm.

Chia sẻ về những định hướng lớn trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Thủ tướng cho biết tiếp tục kiên định, kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, trong khi các yếu tố nền tảng vĩ mô ổn định, Việt Nam ưu tiên hơn cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; qua đó tạo việc làm, sinh kế, thu nhập cho người dân, đồng thời cũng tạo nền tảng để giữ vững ổn định vĩ mô.

Đồng thời, Việt Nam cũng tập trung thúc đẩy, tạo nền tảng vững chắc và những yếu tố đột phá cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong trung hạn, dài hạn; thực hiện nhất quán chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả.

Theo đó, đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực, hệ thống kết cấu hạ tầng. Tạo chuyển biến thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế (cả giữa các ngành và nội ngành) gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế.

Tập trung củng cố, nâng cao vai trò của kinh tế nhà nước; nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; phát triển mạnh kinh tế tư nhân là một động lực của nền kinh tế; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, trong đó chú trọng thúc đẩy liên kết chặt chẽ, hiệu quả giữa các thành phần kinh tế, tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ… Chú trọng phát triển những ngành mới nổi (như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), chuyển đổi năng lượng xanh, thương mại điện tử…).

Thúc đẩy phát triển kinh tế biển, tăng cường liên kết vùng, phát triển đô thị thông minh gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… gắn với làm tốt công tác quy hoạch.

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao - Ảnh 4.

GS Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam (ĐH Harvard Kennedy), phát biểu

NHẬT BẮC

Vị trí thuận lợi của Việt Nam

Theo gợi ý của Thủ tướng, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá tình hình dự báo triển vọng kinh tế thế giới, nhận diện các thời cơ và thách thức, đặc biệt là những cơ hội về xuất khẩu, đầu tư, du lịch, KH-CN, các động lực tăng trưởng mới…, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng đến Việt Nam.

Những vấn đề cần lưu ý và khuyến nghị cho Việt Nam trong công tác chỉ đạo, điều hành, nhất là thực hiện mục tiêu ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay. Những giải pháp, chính sách cần thiết cho phát triển bền vững trong trung hạn, dài hạn.

Các đại biểu cũng thảo luận những giải pháp, cơ chế, chính sách cần thực hiện để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao tính tự cường, năng lực cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế, để Việt Nam thu hút tốt hơn các nguồn lực bên ngoài và có vị trí cao hơn, vững chắc hơn trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thu hút nguồn vốn đầu tư dịch chuyển trong khu vực, quốc tế.

Đồng thời, đề xuất, khuyến nghị các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo; xác định lộ trình, các bước đi cụ thể trong triển khai công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện mới gắn với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển bền vững…; đề xuất các biện pháp thúc đẩy, hiện thực hóa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Mỹ, phát huy lợi thế của mỗi nước, nhất là trong các lĩnh vực trọng tâm, động lực của quan hệ hai nước.

Theo GS Thomas Vallely, Việt Nam đã làm rất tốt việc xác định và phân tích các vấn đề của mình, cũng như tìm phương cách giải quyết vấn đề. Qua đó, Việt Nam đã có những quyết sách rất đúng đắn khi xử lý các tình huống khủng hoảng, như vừa qua là đại dịch Covid-19, đặc biệt là trong vấn đề tiêm chủng, khi Chính phủ đã chuyển hướng kịp thời trong công tác phòng, chống dịch và huy động được nguồn vắc xin từ khắp thế giới.

Ông cũng đánh giá cao việc ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, Chính phủ Việt Nam đã cùng Chính phủ Mỹ xây dựng kế hoạch chương trình hành động để cụ thể hóa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, đặc biệt là trong phát triển các ngành mới nổi.

GS David Dapice đánh giá nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn, do đó thời gian tới sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh từ những khó khăn của kinh tế thế giới. Mặt khác, Việt Nam cũng phải cố gắng nhiều hơn nữa trong tự cường kinh tế, khi nền kinh tế có nhiều điểm sáng nhưng cũng còn không ít khó khăn.

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao - Ảnh 5.

GS David Dapice, Kinh tế trưởng, Chương trình Việt Nam (Trường Harvard Kennedy): Việt Nam cũng phải cố gắng nhiều hơn nữa trong tự cường kinh tế, khi nền kinh tế có nhiều điểm sáng nhưng cũng còn không ít khó khăn

NHẬT BẮC

Tuy nhiên, Việt Nam có vị trí thuận lợi và khả năng cao trong thu hút nguồn đầu tư đang dịch chuyển.

GS David Dapice và GS Shang Jin-Wei cho rằng để Việt Nam nâng cao hơn tính hiệu quả của nền kinh tế, tiến lên những vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng và sản xuất, cần tiếp tục chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao với kỹ năng tốt; tiếp tục hoàn thiện thể chế; khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao; bảo đảm cung ứng năng lượng; đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; tăng cường mạng lưới an sinh xã hội…

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao - Ảnh 6.

GS Shang Jin-Wei (ĐH Columbia) chia sẻ

NHẬT BẮC

Tỉ phú gốc Việt Chính Chu đánh giá nền kinh tế Việt Nam có tương lai tươi sáng với vị thế thuận lợi và đây là lúc Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình phát triển. Gợi ý một số chính sách cụ thể hơn, ông cho rằng cần tăng cường hợp tác với Mỹ trong những ngành có giá trị cao như công nghệ, bán dẫn cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực ưu tiên, hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng. Ông cũng gợi ý thiết lập các quỹ đầu tư tương tự như mô hình Temasek của Singapore…

GS Nguyễn Thị Liên Hằng cho rằng Việt Nam đứng trước cơ hội để trở thành một nước mạnh ở cấp độ khu vực và toàn cầu; mong muốn ngày càng có nhiều hơn sinh viên Việt Nam theo học tại ĐH Columbia. Bà đánh giá chương trình hợp tác với Việt Nam của đại học này là một trong những chương trình hay nhất mà bà được biết.

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao - Ảnh 7.

Thủ tướng đánh giá cao các phát biểu tâm huyết, sâu sắc, trí tuệ và rất trách nhiệm, cho thấy sự hiểu biết, tình cảm, sự chân thành dành cho đất nước Việt Nam

NHẬT BẮC

Lựa chọn ưu tiên và tổ chức thực hiện cần phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam

Lắng nghe các ý kiến, Thủ tướng đánh giá cao các phát biểu tâm huyết, sâu sắc, trí tuệ và rất trách nhiệm, cho thấy sự hiểu biết, tình cảm, sự chân thành của các đại biểu dành cho Việt Nam, với tinh thần trao đổi thẳng thắn, cởi mở, chân thành, nhìn thẳng vào vấn đề, phản biện nhiều chiều, rất thiết thực và hữu ích.

Thủ tướng cơ bản đồng tình với các ý kiến đại biểu phân tích về tình hình Việt Nam, tình hình thế giới, đưa ra các nhận định về quan hệ Việt Nam - Mỹ, tình hình chuyển dịch chuỗi cung ứng và cách thức để Việt Nam tranh thủ cơ hội, thuận lợi, hóa giải khó khăn, thách thức.

Thủ tướng đánh giá cao các ý kiến đề xuất các lựa chọn, thứ tự ưu tiên trong chính sách của Việt Nam như các ngành mới nổi, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; tập trung phát triển hạ tầng; có bước đi phù hợp với điều kiện Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, phù hợp với xu thế thời đại, xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng và khả năng hỗ trợ của các nước, trong đó có Mỹ.

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao - Ảnh 8.

Thủ tướng cảm ơn ý kiến của các giáo sư, chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu tại tọa đàm

NHẬT BẮC

Thủ tướng cũng thống nhất với các đại biểu về nhận định vấn đề cuối cùng là yếu tố con người, đây là yếu tố quyết định; do đó, phải tập trung đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với phương thức và nội dung đào tạo phù hợp với tình hình, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng ngành, lĩnh vực ưu tiên của từng giai đoạn.

Cùng với đó, cần tổ chức sản xuất, tham gia chuỗi cung ứng như thế nào vừa đáp ứng điều kiện Việt Nam, tận dụng tối đa những lợi thế của Việt Nam, đặc biệt là những tiềm năng, lợi thế về nguồn lực con người Việt Nam như đang có dân số trẻ, cần cù, ham hiểu biết, cởi mở, lắng nghe, có tiềm năng lớn trong các lĩnh vực như toán học, công nghệ thông tin; đồng thời không tách rời xu thế thế giới, từ đó kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong và sức mạnh bên ngoài.

Thủ tướng chia sẻ, Việt Nam xác định lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, gồm con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa, lịch sử; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá, gồm nguồn tài chính, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực…

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy và nhận thức, động lực bắt nguồn từ sáng tạo và đổi mới, sức mạnh từ nhân dân và doanh nghiệp".

Trên cơ sở kết quả thảo luận, Thủ tướng giao các cơ quan liên quan nghiên cứu, chắt lọc, tiếp thu các ý kiến trao đổi để phục vụ công tác tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trong chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực, nhất là về ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Việt Nam cần hướng tới vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng công nghệ cao - Ảnh 9.

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

NHẬT BẮC

Thủ tướng mong muốn trong thời gian tới sẽ có dịp tiếp tục trao đổi, thảo luận chuyên sâu, cụ thể về từng nội dung trong các đối thoại chính sách, các nghiên cứu chuyên đề... để tiếp tục phục vụ ngày càng thiết thực, hiệu quả cho quá trình phát triển của Việt Nam.

Trong suốt chặng đường đổi mới và phát triển hơn 35 năm qua, Việt Nam luôn hết sức trân trọng sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của các đối tác quốc tế, trong đó có Mỹ. Thủ tướng cảm ơn và rất mong tiếp tục nhận được hỗ trợ, chung tay của ĐH Harvard, ĐH Columbia và các cơ sở giáo dục khác của Mỹ, nhất là về lĩnh vực GD-ĐT và tư vấn chính sách. Đây cũng là một nội hàm rất quan trọng của đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững Việt Nam - Mỹ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap