Bxh Anh

- Có chuyện gì mày biết mà tao không biết?!Nh&ig tỷ lệ cược nhà cái

【tỷ lệ cược nhà cái】Vòng lặp

- Có chuyện gì mày biết mà tao không biết?ònglặtỷ lệ cược nhà cái!

Nhìn thấy dáng vẻ nóng vội của tôi, Béo chỉ điềm nhiên đáp, rồi nó thở dài một hơi, lại cái giọng điệu của một ông cụ non:

- Mày biết không? Cái chết không đáng sợ, phải chứng kiến cái chết mới đáng sợ. Người trưởng thành đôi khi muốn tìm đến cái chết vô số lần, nhưng chắc chắn đã dừng lại, vì nghĩ đến việc có một ai đó phải đau khổ sau cái chết của mình. Ngay từ đầu, sự tồn tại của chúng ta thôi đã là vô giá rồi. 

Vòng lặp - truyện ngắn dự thi của Thiện Chung (TP.HCM) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Shutterstock

Tôi nhìn vào mắt nó, đôi mắt đen láy, sâu thẳm như chứa tất cả u sầu của thế gian. Nó lại nghĩ, nghĩ nhiều, luôn thế. Cứ hễ nghe được câu chuyện khổ sở của ai đó nó lại nghĩ về họ, khiến cho đầu óc nó lúc nào cũng nặng trĩu, như đang cố gắng hấp thụ tất cả những đau khổ của người đó.

Cũng phải thôi, trong lúc này, có lẽ bất kỳ ai cũng không tránh khỏi một chút đau lòng, khi phải nghe đến bi kịch của một người phụ nữ diễn ra ở quê tôi - chị Tuyết. Thật ra tôi chưa từng gặp chị, có gặp cũng chẳng nhớ mặt chị, trước khi điều tệ nhất diễn ra, mặc nhiên chị như bao người phụ nữ khác dưới quê, vất vả, lầm lũi. Nhưng rồi, cái kết bi thảm về cuộc đời chị lại ám ảnh tôi đến tận những ngày tháng mà chị đã đi rất xa.

Quê tôi xưa kia vốn là vùng đất nghèo khó, sương gió nhưng gần đây người ta giàu lên rất nhiều, hầu hết là từ việc khai thác cát và rừng, cũng vì thế mà dù có hào nhoáng thế nào thì nơi đây vẫn vô cùng lạc hậu, cổ hủ. Phụ nữ quê tôi rất khổ, không chỉ gồng gánh việc nhà mà còn phải bon chen cùng đàn ông ở ngoài ruộng, ngoài vườn, ở xí nghiệp, nhà máy; bây giờ căn bản là đỡ khổ hơn lúc trước nhưng vẫn vậy. Chị Tuyết cưới chồng sớm, sự hãnh diện khi có thể được gả vào cổng nhà giàu có lẽ chính là giây phút hạnh phúc cuối cùng chị có thể cảm nhận được. Chị cưới một gã chồng ăn chơi, nghiện ngập và bạo lực. Gia đình chồng thì có một bà mẹ chồng cay nghiệt, luôn tự phụ với xuất thân "danh giá" của mình và coi thường gia đình con dâu. Chị Tuyết mỗi ngày đều dậy sớm, làm việc nhà và rồi đạp chiếc xe cà tàng đi làm công nhân. Sương gió cướp đi nhan sắc của chị, hoàn cảnh trói chị vào những khổ sở vô tận và tư tưởng của xã hội đã bắt chị phải tiếp tục chịu đựng điều đó, ít nhất là vì con.

Thế nhưng cuộc đời bất hạnh ấy lại cũng kết thúc một cách vô cùng tàn nhẫn, vì một cơn ghen, chồng chị đã đánh chị, mẹ chồng thì mắng mỏ. Bao nhiêu uất hận đã dẫn chị đến bên bờ sông rồi gieo mình xuống đó. Sông Vu Gia, dòng sông xinh đẹp, đi qua tuổi thơ bao người dân quê tôi, nơi tôi đã được dạy là bầu sữa mẹ nâng niu đứa con bé bỏng của mình, nhưng cuối cùng lại là thứ nhấn chìm những số phận bất hạnh, khao khát giải thoát khỏi cuộc đời. Dòng sông từng là biểu tượng thiêng liêng của làng quê lại là nơi đầy tiếng ai oán đến sầu não, khiến tôi cứ nghĩ nó như trở thành chỗ để hành quyết những con người bị dòng tư tưởng bảo thủ, lạc hậu kết án.

Ba ngày sau, người ta tìm thấy xác chị, cơ thể không mảnh vải, tím ngắt và lạnh tanh. Trước kia tôi cũng vô tình thấy được người ta vớt xác của người tự tử dưới sông, sự đáng sợ đó khiến tôi nghĩ rằng bản thân dù tuyệt vọng cách mấy cũng không bao giờ chọn cách chết như thế, nhưng chị vẫn chọn, phải đến mức đau khổ thế nào người phụ nữ ấy mới bất chấp tất cả mà nhảy xuống đấy sông kia. Nước sông chảy xiết, đưa chị trôi lênh đênh mười mấy cây số, xác chị dừng ở dưới chân cầu Quan Âm, thế rồi người đi đường nhìn thấy chị. Khi gọi về người thân, đúng hơn là gia đình gã chồng kia, không ai bắt máy, không một ai, dù chị đã không về nhà suốt ba ngày liền.

Trong giây phút cuối cùng, chị đã để dòng sông kia gột rửa tất cả những đau khổ mà chị đã hứng chịu, chị đi rồi, đau khổ hãy nhường lại cho những kẻ gây ra ấy, hoặc ít nhất chúng sẽ mãi không quên đã có người phải chết vì sự độc ác của chính mình. Nhưng tôi biết, không vì cái chết của chị mà những kẻ ấy có thể sống tốt hơn và vùng quê đầy sự bảo thủ, lạc hậu này cũng không vì thế mà thay đổi bản chất.

Tôi còn nghe kể, lúc hay tin, mẹ chồng không nhận xác chị, đến nỗi nhà bố mẹ ruột phải đứng ra đưa con gái về mai táng. Anh trai chị nghe cái chết của em thì chạy ào từ Sài Gòn về, mồ hôi ướt đẫm, đến chiếc áo công nhân còn chưa kịp thay. Nhưng con gái chị lại không có dáng vẻ buồn bã, thậm chí là vô tư, không phải nó không biết buồn mà vì người mẹ mang nặng đẻ đau ra nó mặc nhiên không xuất hiện nhiều trong tuổi thơ nó, tình cảm thiêng liêng về mẹ đã bị bà nội nó rắp tâm bóp nát và vứt đi rồi.

Thật ra câu chuyện của chị không mới, chỉ khác ở chỗ chị tìm đến con đường giải thoát. Phụ nữ quê tôi khổ nhiều, thậm chí một mình nuôi con, chồng họ không đi làm mà đến việc nhà cũng không làm, từ trên xuống dưới chỉ là cái cục tạ đè nặng lên gia đình và xã hội. Tôi từng nghe một người chị đi làm xa kể, lúc nhờ chồng ở nhà giặt đồ cho con thì anh ta gào lên: "Nó là gì mà tao phải giặt?!". Đối với những người như vậy, tình phụ tử thật rẻ rúng, con cái gần như chỉ là sợi dây trói một con trâu, bắt nó phải làm việc đến hết đời. Vợ nuôi chồng, nuôi luôn đống nợ của chồng, đôi khi là nuôi cả thằng bạn nhậu của chồng, không phải là lạ, mà có thấy lạ thì nhìn riết cũng quen, chỉ cần thấy một ai đó làm đúng trách nhiệm của một ông chồng thôi là đủ làm người đàn ông tốt rồi.

Tôi từng than vãn với Béo:

- Sao họ ngốc vậy? Cứ lao đầu vào mấy kẻ không xứng. 

Béo nhìn tôi rồi cười bảo:

- Một người chấp nhận cho đi, một người có quyền được nhận thì chúng ta lấy tư cách gì mà phán xét. 

Rồi nó quay qua nắm lấy vai tôi, cái giọng cứng rắn, cũng có chút gì đó cầu xin:

- Nhưng nếu một ngày mày quyết định vì một ai đó mà vứt bỏ bản thân thì nên nhớ rằng có những người coi mày như sinh mạng, nếu họ phải chứng kiến mày sống khổ sở vì một ai đó xa lạ, không máu mủ thì họ sẽ đau lòng chết mất. 

Câu nói của nó làm tôi nhớ lại mẹ mình, trong cái đêm mà ba tôi giận mẹ đến nỗi bỏ ăn. Thật ra chẳng phải lỗi bà ấy, nhưng vì người chồng đến bạc tóc vẫn chưa thể lớn thì bà ấy luôn là người có lỗi. Mẹ nấu một tô mì nhưng không mang ra, bà gọi tôi lại rồi nói:

- Ông ấy chỉ dễ tính với mình con thôi, mẹ đem ra, ông ấy sẽ không ăn! 

Tôi khó chịu, nhìn mẹ với ánh mắt chán ghét:

- Nhà mình có bỏ đói ông ấy đâu? Tự ông ấy muốn vậy mà? Nếu mẹ cứ làm vậy thì ba sẽ coi việc ông ấy chấp nhận ăn thôi đã là sự ban phước rồi. Mẹ ơi, mẹ là mẹ con kia mà? Đâu phải là... 

Tới đây dù muốn nói nữa nhưng cứ bị nghẹn ở cổ, như có thứ gì đó đã khiến tôi dừng lại, sợ bản thân tôi sẽ phải thốt ra những lời lẽ vô lễ với mẹ mình. Mẹ tôi thì lúc này cũng đuối lý, bà cắn chặt môi, ngẫm nghĩ một lúc rồi thốt lên, đánh vào trúng điểm yếu của tôi:

- Bà nội con nhờ, bảo tội ba, đừng để ba con đói! 

Nghĩ đến bà nội, tôi cũng không đành lòng chống đối, vươn tay chạm vào bát mì nóng hổi. Nhưng một giọng nói cất lên, đảo ngược tình thế:

- Mẹ nghĩ đến mẹ ông ấy, vậy mẹ có nghĩ đến mẹ mình không? Mẹ có nghĩ đến bà ngoại của con không? Bà ngoại sẽ buồn đến mức nào khi thấy mẹ khổ sở thế này? 

Là Béo, nó hét lên trong sự phẫn nộ, hai tay nó nắm chặt, hơi thở gấp gáp, như đang đè nén một thứ gì đó vô cùng nặng nề. Hình ảnh này của nó không phải là lạ, nó rất hay giận, những lời thế này vốn dĩ nó đã nói ra không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào cũng đủ để đánh vào tim gan của người khác. Lúc trước nó cũng từng khóc lóc với bà nội rằng:

- Mẹ con mồ côi từ bé, thế nên không biết cảm giác được yêu thương là gì! Từ lâu, mẹ con quên mất bản thân mình cũng quý giá đến mức nào...

Tôi không tán thành cách nó nói vậy với bà nội, bà không trị được ba, cũng không nỡ trách ba. Với bà, đứa con trai của bà dù tệ cỡ nào cũng vô cùng đáng thương. Tôi biết, bà thấy có lỗi với mẹ, vậy nên bà yêu thương chúng tôi nhiều hơn bất kỳ đứa cháu nào, và bà cũng hiểu rằng ngoài mẹ ra, khó ai chịu đựng được tính tình ba, đến nỗi khi mẹ đi chăm chị gái tôi vừa sinh trong vài tuần, bà liền ca thán rằng: "Vậy ba mày ăn uống làm sao đây?!". Thằng Béo lại mở lời, nửa đùa nửa thật:

- Con bà ấy bà ấy nuôi, con nội thì nội phải nuôi chứ!

Cảm ơn trời phật vì bà tôi bị nặng tai, chứ nghe được những lời này có lẽ cả đêm nay bà sẽ không ngủ được mất. Bà tôi là người nhân hậu, nhưng lòng nhân từ mà bà có được không thắng nổi tình mẫu tử thiêng liêng kia hoặc đúng hơn, tình mẫu tử trong bà đã khiến bà tôi có chút gì đó ích kỷ, xấu xa.

Có lúc tôi đương nhiên phối hợp với mẹ, dỗ dành ba, nuôi chiều ông như một đứa trẻ. Hôm trước ba tôi uống say đến nỗi ngã trầy mặt, tôi giận lắm, đi mách cô hai, vì ba tôi ít nhiều gì cũng sợ bà chị cả nghiêm khắc của mình, vậy mà đến sáng mai tôi lại kiếm cớ để ba tránh mặt cô, sợ ông phải bị mắng.

Béo thì cười khẩy tôi, nó lúc nào cũng vậy, cứ thấy ba là nó khó chịu ra mặt, nhiều khi nó muốn tôi cứng rắn với ba hơn chút nữa nhưng tôi nói với nó: "Có những người, dù tệ thế nào thì việc vẫn còn nghe được hơi thở của họ thôi đã đủ cho ta yên lòng rồi".

Nó không lý sự nữa, chỉ nhìn tôi, một cái nhìn trống rỗng, thậm chí tôi có thể nhìn được hình ảnh mình phản chiếu trong đôi mắt nó.

Quay lại với khoảnh khắc nó tức giận, tôi không dám đối diện nó, thay vào đó, tôi nhìn mẹ. Mẹ tôi nghe xong thì giật mình, trong phút chốc bà im lặng, nhìn bát mì ấy một lúc thật lâu rồi đổ bỏ đi. Tôi không biết lúc đó bà nghĩ gì, chỉ biết cuộc sống cứ thế tiếp diễn, không hề thay đổi.

Tôi đi thành phố học gần ba năm, lúc về quê, người nào cũng bảo: "Mày chẳng thay đổi gì cả!". Tôi thấy lạ, vì đôi lúc nhìn vào những tấm hình thời trung học, cảm thấy không ngấm nổi hình ảnh mình lúc đó. Bây giờ tôi ốm hơn trước, cao hơn trước, cũng không quê mùa như trước, thậm chí còn cho rằng bản thân vừa lột xác xong, chỉ có giọng nói là căn bản không đổi. Béo thì lại bảo: "Mày sống ở quê quá lâu rồi, bám lưng mẹ cũng quá lâu rồi, có đi xa bao nhiêu cũng vậy, đến nỗi tao còn nhầm lẫn mày với mẹ kia mà"...

Vòng lặp - truyện ngắn dự thi của Thiện Chung (TP.HCM) - Ảnh 2.

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap