Nghiên cứu Chỉ số thịnh vượng toàn cầu của tập đoàn tài chính Intuit (Mỹ) cho thấy,ôikhuyếnkhíchconhưởngthụtrướctuổzalo Gen Z ở nhiều quốc gia đang hướng cuộc sống của mình về trạng thái thoải mái, ít căng thẳng, ưu tiên phát triển cá nhân và sức khỏe tinh thần. Khi các thế hệ trước đang cố tích lũy càng nhiều càng tốt để nghỉ hưu sớm, Gen Z lại theo hướng "tiết kiệm mềm" - để dành ít hơn, tiêu nhiều hơn cho hiện tại.
Nói về lối sống ưu tiên hưởng thụ của Gen Z, độc giả Quangdplo ngại: "Tôi thuộc thế hệ 7X, trải qua khó khăn nên luôn tiết kiệm dù thu nhập hiện nay ở mức cao. Đó là vấn đề tâm lý chứ không hẳn là đến tuổi nghỉ hưu muốn làm việc tiếp hay không? Ở nước ngoài tôi không rõ, chứ ở Việt Nam thì đàn ông và phụ nữ lao động phổ thông nặng nhọc sẽ không còn đủ sức khỏe để tiếp tục công việc ở độ tuổi ngoài 55. Thế nên nếu, các bạn trẻ không tiết kiệm để có vốn làm nghề nhẹ nhàng hơn sau này hay bù cho khoản lương hưu ít ỏi, thì thật sự cuộc sống sẽ vô cùng khốn khó".
Cũng ủng hộ lối sống tiết kiệm, bạn đọc Hoangbuihuychia sẻ:"Tâm lý hưởng thụ đã ăn vào máu của Gen Z. Tôi thuộc thế hệ 8X đời đầu, giờ đã có đủ nhà cửa, xe cộ, tổng thu nhập hàng tháng của gia đình lên tới cả 100 triệu đồng. Ấy vậy nhưng tôi vẫn thích ăn cơm nhà hơn là đi nhà hàng. Buổi sáng, tôi ăn bát cơm nguội, gói xôi, hay cái bánh mì chấm sữa là đủ, chẳng cần tốn kém đi ăn phở, bún ngoài hàng".
>> Nhân viên nghèo sang chảnh, sếp giàu có tiết kiệm từng đồng
Trong khi đó, với quan điểm thoáng hơn về xu hướng hưởng thụ sớm của giới trẻ, độc giả L Builcho rằng: "Tôi thích và khuyến khích các con không nên mua nhà trước tuổi 30 và chỉ nên mua sau khi lập gia đình vì cần nơi chốn yên ấm cho thế hệ kế tiếp. Còn lại, 10 năm đầu sự nghiệp (21-31 tuổi) tôi khuyên con nên hưởng thụ vì làm ra tiền cũng cần tự thưởng cho bản thân, để sức khỏe dồi dào, nhựa sống tràn đầy, tự do phơi phới, đầu óc minh mẫn, có cái nhìn phóng khoáng, không bị gò bó trói buộc. Tôi bảo con nên phiêu lưu đây đó để rồi sau này khi làm cha, mẹ sẽ không phải hối tiếc, ân hận vì không có dịp để thưởng thức cuộc đời".
Cùng chung quan điểm sống trên, bạn đọc Trantrungbày tỏ sự đồng cảm với suy nghĩ của Gen Z: "Thế hệ trước ưu tiên tiết kiệm, mua đất, xây nhà, an cư lạc nghiệp. Trong khi ở Việt Nam, giá bất động sản đã quá cao. Gen Z đi làm, lương 10-15 triệu đồng chỉ vừa đủ ăn, ở, còn tiết kiệm bao giờ mới mua được đất xây nhà ở quê? Thêm nữa nhiều gia đình đã để lại bất động sản cho con cái, nên giá trị của mục tiêu tiết kiệm mua nhà, đất đã giảm đi nhiều. Gen Z chú trọng vào hưởng thụ hơn cũng là điều dễ hiểu".
"Thế hệ Z được sinh ra và lớn lên trong thời điểm kinh tế Việt Nam phát triển và chất lượng cuộc sống đầy đủ hơn. Trong suy nghĩ của họ, lúc nào thấy bản thân được đầy đủ, họ uống ly cà phê hoặc trà sữa 70.000 đồng mà không cần suy nghĩ vì cha mẹ họ có khả năng lo cho. Trong khi thế hệ 8X không được như vậy vì cha mẹ không giàu. Đó là những khác biệt dẫn đến sự khác nhau trong lối sống của Gen Z với các thế hệ trước"(độc giả Nguyentrongle).
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.