Bxh Anh

Kết quả của hội nghị chung giữa Liên đoàn N phim shen nana

【phim shen nana】Thế giới Ả Rập và Hồi giáo lên án Israel nhưng bất đồng về phản ứng

Kết quả của hội nghị chung giữa Liên đoàn Ả Rập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) ở thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út ngày 11.11 đã làm nổi bật sự chia rẽ trong khu vực về cách ứng phó với xung đột Hamas-Israel,ếgiớiẢRậpvàHồigiáolênánIsraelnhưngbấtđồngvềphảnứphim shen nana ngay cả trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng chiến sự có thể lôi kéo các nước khác tham gia.

Tuyên bố cuối cùng tại hội nghị đã bác bỏ lý lẽ của Israel rằng nước này đang hành động để "tự vệ" và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua "một nghị quyết mang tính ràng buộc và quyết định" để ngăn chặn hành động của Israel, theo AFP.

Tuyên bố cũng kêu gọi chấm dứt việc bán vũ khí cho Israel và bác bỏ bất kỳ giải pháp chính trị nào trong tương lai đối với xung đột nhằm giữ Gaza tách biệt khỏi khu vực Bờ Tây.

Thế giới Ả Rập và Hồi giáo lên án Israel nhưng bất đồng về phản ứng - Ảnh 1.

Các nhà lãnh đạo Ả Rập và Hồi giáo tham dự hội nghị ở Riyadh hôm 11.11

REUTERS

Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman, người trước chiến sự đang xem xét thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Israel, phát biểu tại hội nghị rằng ông "quy trách nhiệm cho chính quyền chiếm đóng (Israel) về những tội ác chống lại người dân Palestine".

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, trong chuyến đi đầu tiên tới Ả Rập Xê Út kể từ khi hai nước hàn gắn quan hệ vào tháng 3, kêu gọi các quốc gia Hồi giáo coi quân đội Israel là một "tổ chức khủng bố" vì hành vi của họ ở Gaza.

Liên đoàn Ả Rập và OIC, nhóm quy tụ 57 thành viên bao gồm Iran, ban đầu dự định tổ chức hai hội nghị riêng biệt. Các nhà ngoại giao Ả Rập cho biết quyết định sáp nhập hai hội nghị được đưa ra sau khi các phái đoàn của Liên đoàn Ả Rập không đạt được thỏa thuận về tuyên bố cuối cùng.

Các nhà ngoại giao cho biết, một số quốc gia, bao gồm Algeria và Lebanon, đã đề xuất phản ứng bằng các biện pháp như đe dọa làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu cho Israel và các đồng minh, cũng như cắt đứt quan hệ kinh tế và ngoại giao mà một số quốc gia thuộc Liên đoàn Ả Rập có với Israel.

Tuy nhiên, ít nhất ba quốc gia - bao gồm Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Bahrain, những quốc gia đã bình thường hóa quan hệ với Israel vào năm 2020 - đã bác bỏ đề xuất này, theo các nhà ngoại giao giấu tên.

Theo Tổng thống Syria Bashar al-Assad, việc thiếu các biện pháp trừng phạt cụ thể chống lại Israel sẽ khiến hội nghị trở nên vô ích. Nhà lãnh đạo cho rằng không quốc gia Trung Đông nào nên tham gia vào bất kỳ "tiến trình chính trị" nào với Israel, kể cả việc phát triển quan hệ kinh tế, cho đến khi đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài.

Phản ứng của Israel và Hamas

Hội nghị diễn ra giữa lúc số người thiệt mạng ở Gaza đã lên đến hơn 11.000 người, 40% trong đó là trẻ em, vì giao tranh giữa Israel và Hamas. Israel đã tiến hành chiến dịch bao vây và tấn công Gaza sau khi Hamas, một tổ chức chính trị - quân sự của người Palestine, tấn công miền nam Israel hôm 7.10 khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng, bao gồm quân nhân.

Israel và đồng minh Mỹ đến nay vẫn từ chối những lời kêu gọi đình chiến, dù đã đồng ý ngừng bắn vài giờ mỗi ngày để tạo điều kiện đưa hàng cứu trợ vào Gaza cũng như để dân thường sơ tán.

Trong một tuyên bố được đưa ra từ Gaza, Hamas kêu gọi những bên tham gia hội nghị tại Riyadh trục xuất đại sứ Israel, thành lập ủy ban pháp lý để xét xử "tội ác chiến tranh của Israel" và thành lập quỹ tái thiết lãnh thổ.

Phát biểu trên truyền hình tối thứ 11.11, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết các nhà lãnh đạo Ả Rập "phải đứng lên chống lại Hamas", lực lượng mà ông mô tả là "một phần không thể thiếu trong trục khủng bố do Iran lãnh đạo".

Trong một cuộc phỏng vấn cùng ngày với AFP, ông Netanyahu cũng bác bỏ vai trò của Chính quyền Palestine (PA) ở Gaza sau khi chiến sự chấm dứt. "Sẽ phải có điều gì đó khác ở đó... Sẽ không có một chính quyền dân sự mà giáo dục con cái họ căm ghét Israel, giết hại người Israel và xóa sổ nhà nước Israel", ông cho biết.

Trong một cuộc phỏng vấn đầu tuần này, ông Netanyahu nói Israel sẽ chịu trách nhiệm về "an ninh tổng thể" ở Gaza "trong một thời gian không xác định" sau chiến sự. Tuy nhiên sau đó, ông cho biết Israel không có ý định chiếm đóng hay cai quản Gaza, dù một "lực lượng đáng tin cậy" nếu cần thiết có thể tiến vào lãnh thổ này trong tương lai để ngăn chặn sự trỗi dậy của các nhóm vũ trang.

Chiến sự vẫn tiếp diễn rất ác liệt với báo cáo về các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống bệnh viện vốn đang quá tải nặng nề ở Gaza, bao gồm bệnh viện lớn nhất, Al Shifa, tại thành phố Gaza. Quân đội Israel hôm 11.11 bác bỏ cáo buộc họ tấn công bệnh viện này, nói đây là "thông tin sai lệch", đồng thời cho biết họ sẵn sàng sơ tán trẻ sơ sinh tại đây.

Hamas cùng ngày cho biết họ đã phá hủy hoàn toàn hoặc một phần hơn 160 mục tiêu quân sự của Israel ở Gaza, trong đó có hơn 25 phương tiện trong 48 giờ qua. Theo người phát ngôn quân đội Israel, Hamas đã mất quyền kiểm soát phía bắc Gaza.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap